Trung Quốc trên đà lật đổ các ông lớn Samsung – Intel
Thiệt Bị Điện Tử

Trung Quốc trên đà lật đổ các ông lớn Samsung – Intel

Mảng sản xuất thiết bị bán dẫn đang được tập trung nghiên cứu trọng điểm và dẫn đầu về vốn đầu tư tại Trung Quốc hiện nay. Nhằm mục tiêu lật đổ những công ty sản xuất thiết bị bán dẫn như Samsung và Intel?

Kể từ khi Bắc Kinh tuyên bố chính sách ưu tiên số 1 của quốc gia là phát triển công nghiệp bán dẫn lên tầm “hàng đầu thế giới”. Sự quan tâm của giới đầu tư và các nhà nghiên cứu Trung Quốc về ngành công nghiệp bán dẫn cũng sôi động hẳn lên. Tại bảo tàng Mạch tích hợp ở Thượng Hải thời gian qua đã đón lượng đoàn quan khách tham quan tăng đột biến, đến để tìm hiểu về các thiết bị bán dẫn và cơ hội đầu tư.

intelsamsung

Với tuyên bố dõng dạc của mình Trung Quốc cùng với các công ty sản xuất chip mới nổi của mình, đang chính thức bước lên sàn đấu đe dọa lật đổ cả các đế chế lớn như Samsung, Intel và TSMC. Sau đó là chính là mục tiêu sâu xa của Trung Quốc là muốn hạ bệ các cường quốc như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản.

Với tầm nhìn tới tận năm 2025 thủ tướng Trung Quốc, Lý Khắc Cường vừa qua đã đặt ngành sản xuất thiết bị bán dẫn làm ngành ưu tiên số một của nước này. Tuy nhiên bắt đầu từ năm 2014, Trung Quốc đã có Quỹ đầu tư công nghiệp mạch tích hợp quốc gia với giá trị khoảng 21,9 tỉ USD và tăng dần theo từng năm, mục tiêu đầu tư cho cả khu vực chính phủ lẫn tư nhân. Credit Suisse còn ước tính, tổng vốn đầu tư của Trung Quốc đã chi vào công nghệ bán dẫn lên đến khoảng 140 tỉ USD.

Lý giải cho việc đầu tư mạnh tay này từ Trung Quốc các chuyên gia cho rằng Trung Quốc đang muốn giảm bớt sự phụ thuộc thiết bị bán dẫn từ các nước khác bởi số tiền khủng lồ 260 tỷ USD mà nước này đang bỏ ra để nhập khẩu thiết bị bán dẫn. Bên cạnh đó là các tin đồn về việc Mỹ sử dụng các thiết bị công nghệ cao để tiếp cận theo dõi người dùng khắp nơi cũng là lí do khiếnTrung Quốc lo sợ bởi các chip xử lí từ Mỹ cụ thể là Qualcomm có mặt khắp nơi trên Trung Quốc.

Động thái trên từ chính phủ Trung Quốc cũng được coi là một biện pháp chống lại các động thái chừng phạt mới bởi Mỹ và trợ giúp doanh nghiệp nước này. Gần đây ZTE một hãng công nghệ Trung Quốc, cũng đã bị Mỹ trừng phạt cấm nhập khẩu thiết bị bị bán dẫn từ nước này khiến ZTE có thể đứng trên bờ vực phá sản.

zte

Không thể coi thường Trung Quốc. Hàng loạt những hãng thiết bị mới nổi của Trung Quốc đang rất phát triển như là Tsinghua Unigroup, Yangtze Memory Technologies các công ty này đều là nhưng công ty đa ngành và phát triển rất nhanh ở Trung Quốc. Cách đây không lâu Yangtze mới đâu tư thêm một nhà máy trị giá 23 tỷ USD tại Vũ Hán để sản xuất chip. Yangtze cũng đang săn lùng các kỹ sư Samsung, SK Hynix, Micron, Intel để phục vụ tham vọng của mình.

Các công ty của Trung Quốc cũng đã cho ra những sản phẩm đầu tiên của mình, ban đầu các sản phẩm cũng thể hiện khá ổn, tuy vẫn không sánh được bằng với Samsung hay Intel nhưng thị trường thiết bị điện tử di động của Trung Quốc là vô cùng lớn nên cho dù sản phẩm có tệ thì vẫn bán được như thường.

Bên cạnh những thiết bị bán dẫn thông thường, Trung Quốc cho biết họ sẽ đẩy mạnh về sản xuất chip cao cấp kết hợp AI trí thông minh nhân tạo. Một xu hướng mới đầy tiềm năng. Tuy nhiên không dễ để thành công Trung Quốc vẫn cần thời gian để trở thành một siêu cường bán dẫn mới.

Chỉ mới bắt đầu với chip xử lí, nhưng những công ty công nghệ Trung Quốc đang tiến hành sản xuất đại trà các thiết bị bộ nhớ như NAND flash và DRAM sẵn sàng thách thức các ông lớn như Samsung, Toshiba, SK Hynix. Được biết mảng kinh doanh thiết bị nhớ đang rất phát triển, riêng Samsung và SK Hynix trong năm 2017 đã thu về 85 tỷ USD doanh thu. Con số kỷ lục 85 tỷ USD này cao hơn gấp 1,6 lần so với hai công ty lớn nhất Nhật Bản là Toyota Motor và SoftBank Group.

Đề ra mục tiêu chiếm 75% thị phần sản xuất thiết bị bán dẫn vào năm 2025 Trung Quốc có lẽ sẽ gặp không ít khó khăn. Nhưng nước này đã có những bước đầu khá khả quan. Tiếp theo Trung Quốc cũng đang thu hút các doanh nghiệp công nghệ cao mở nhà máy tại quốc gia này bằng cách tạo chuỗi cung ứng khép kín và thuận lợi, để góp phần đào tạo đội ngũ kĩ sư tay nghề cao cho các doanh nghiệp Trung Quốc.

Với lợi thế nhân công giá rẻ cùng với kỹ năng “sao chép” thần thánh tương lai không xa Trung Quốc sẽ sớm đạt được tham vọng của mình. Và các công ty như Samsung Electronics, Intel, TSMC hay Qualcomm sẽ phải nể sợ?

Deal Hot

DANH SÁCH COUPON

Trên trang
Trên trang

Đăng Bình Luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.